Đau thần kinh tọa – Định nghĩa, dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân

Nếu bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy đau ở lưng dưới hoặc hông lan ra phía sau đùi và xuống chân, bạn có thể đang bị đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) gây ra bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Đau thần kinh tọa là một thuật ngữ rất rộng mô tả các cơn đau dây thần kinh, chứ không hẳn ở một vị trí cụ thể. Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng bị chèn ép. Chúng ta cần phải chẩn đoán thêm nguyên nhân gây ra chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm – còn được gọi là trượt đĩa đệm – hoặc hẹp ống sống.


Không phải lúc nào bạn cũng cần tìm gặp bác sĩ về đau thần kinh tọa, nhưng trong các trường họp bắt buộc, việc khám bác sĩ là vô cùng cần thiết để loại bỏ các biến chứng sau này, 

Triệu chứng – Dấu hiệu nhận biết

Đau thần kinh tọa có thể cảm thấy như bị chuột rút ở chân, với cảm giác đau như sắc nhọn (“như dao”) hoặc điện giật.

Chuột rút có thể kéo dài hàng tuần.

Bạn có thể bị đau, đặc biệt là khi di chuyển, hắt hơi hoặc ho.

Bạn cũng có thể bị yếu, tê “kim châm” hoặc cảm giác nóng ran hoặc ngứa ran ở chân.

Để hiểu thêm về đau thần kinh tọa, bạn cũng có thể tìm hiểu về giải phẫu học cột sống tại bài viết này.

Nguyên nhân

Bạn có nhiều khả năng bị đau thần kinh tọa ở độ tuổi từ 30 đến 50.

Đau thần kinh tọa gây ra bởi sự hao mòn nói chung của quá trình lão hóa (viêm khớp) hoặc bất kỳ áp lực đột ngột nào lên đĩa đệm của cột sống dưới của bạn.

Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.

Nguyên nhân ở những người dưới 40 tuổi thường là thoát vị đĩa đệm, trong khi người lớn tuổi thường bị đau thần kinh tọa do gai xương và viêm khớp.

Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai.

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa đều có thể điều trị thành công, để tìm hiểu thêm về các điều trị, hãy đọc tiếp tại bài viết này. 

Xem thêm Video giải phẫu học cột sống bên dưới để tìm hiểu thêm về thần kinh tọa

 
 



Những điều trị nào dành cho đau thần kinh tọa?