Những lưu ý quan trọng khi gặp chấn thương trong thể thao

Đầu tiên, ngay khi gặp chấn thương thể thao, bạn cần tìm đến bác sĩ uy tín về cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Sự theo dõi và điều trị của bác sĩ sẽ giúp đảm bảo khả năng hồi phục của mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây.

Kiểm soát đau

Kiểm soát đau bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, thông thường là acetaminophen hoặc NSAIDs. Cần tránh NSAID ở bệnh nhân suy thận hoặc có tiền sử viêm hoặc loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu đau vẫn tiếp diễn > 72 giờ sau chấn thương nhẹ, nên giới thiệu tới bác sĩ chấn thương. Đối với đau kéo dài cần phải đánh giá thêm về mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Những chấn thương này phải được điều trị đúng (ví dụ, bất động, đôi khi dùng corticoid đường uống hoặc tiêm). Corticosteroid nên chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết vì thuốc có thể gây chậm liền mô mềm và đôi khi làm yếu gân, cơ. Tần suất tiêm corticosteroid nên để bác sĩ chuyên khoa quyết định vì việc tiêm quá nhiều làm tăng nguy cơ thoái hóa mô, dây chằng hoặc đứt gân.


Hoạt động

Nói chung, các vận động viên bị chấn thương nên tránh các hoạt động gây ra chấn thương cho đến khi hồi phục. Để hạn chế teo cơ, vận động viên có thể tập luyện bài chéo (tức là tập các bài tập khác nhau hoặc liên quan mà không gây chấn thương hoặc đau). Khi chấn thương thì cần giảm bài tập tầm vận động của khớp nếu như tại tầm vận động tập mà gây đau không thể chịu được. Ban đầu, khởi động phần chấn thương sau đó tăng dần cường độ mạnh của cơ, gân, dây chằng đến mức độ an toàn. Điều quan trọng là duy trì tầm vận động vừa phải mềm mại để lưu thông máu vùng chấn thương tốt tạo điều kiện hồi phục hơn là tập nhanh để tránh giảm sút hoạt động thể thao. Sau đó sẽ tập luyện tối đa khi đỡ đau. Các vận động viên tham gia thi đấu nên tham khảo ý kiến chuyên gia (ví dụ, chuyên gia vật lý trị liệu, huấn luận viên thể thao).

Vận động viên được tập trong giáo trình tăng dần các bài tập, vật lý trị liệu để khôi phục lại tính linh hoạt, sức mạnh, và độ bền. Vận động viên cũng cần có tâm lý tốt trước khi tham gia vào thi đấu. Các vận động viên tham gia thi đấu cũng được lợi khi được tư vấn về động lực.

# Xem thêm bài viết liên quan: NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẤN THƯƠNG THỂ THAO

Phòng chấn thương

Tự tập luyện sẽ dự phòng được chấn thương bởi vì các mô sẽ chịu được mức lực mà người tập cảm thấy lực vừa phải. Nhìn chung, sự linh hoạt và toàn trạng tốt rất quan trọng đối với tất cả các vận động viên là phương tiện để tránh chấn thương.

Khi khởi động cơ bắp nóng lên sẽ làm cơ khỏe hơn, mạnh hơn và khả năng chống lại chấn thương tốt hơn, điều này quan trọng để tăng hiệu suất tập luyện và có sự chuẩn bị về tinh thần và thể chất tốt. Tuy nhiên, tập căng cơ khi tập thể dục không có tác dụng ngăn ngừa chấn thương. Làm lạnh cơ thể (tại khoảng thời gian ngắn sau khi tập thể dục) có thể ngăn ngừa chóng mặt và ngất sau tập thể dục trong điều kiện yếm khí và giúp loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa phụ như như acid lactic, sẽ bài tiết từ cơ vào tuần hoàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu không thấy làm lạnh cơ thể sau khi tập sẽ gây cứng khớp và đau cơ. Loại bỏ axit lactic làm giảm đau cơ. Làm lạnh cơ thể cũng giúp làm giảm nhịp tim đưa nhịp tim dần về trong trạng thái nghỉ ngơi.




ĐIỀU TRỊ MIỄN PHÍ BỆNH NHÂN MỠ MÁU - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - BÉO PHÌ
Tuyển bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả TẾ BÀO GỐC lên các bệnh lý liên quan lão hóa: béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường ở người độ tuổi 40-64 bằng tế bào gốc tự thân.