Chẩn đoán và điều trị chấn thương thể thao
Đừng xem thường những biến chứng mà chấn thương thể thao mang lại nhé!

Đầu tiên, mời quý độc giả xem qua bài viết  Những nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bao gồm hỏi tiền sử và khám lâm sàng. Bệnh sử tập trung vào cơ chế chấn thương, hoạt động thể chất quá sức, chấn thương trước đó, thời điểm khởi phát đau, thời gian kéo dài cơ đau và hướng lan cơn đau trước và sau tập luyện. Hỏi bệnh nhân về tiền sử dùng kháng sinh nhóm quinolon vì có thể dẫn tới đứt gân. Xét nghiệm chẩn đoán (Chụp X-quang, siêu âm, CT, MRI, điện cơ) và giới thiệu đến chuyên gia nếu cần.

Điều trị tạm thời

  • Nghỉ ngơi, chườm đá, băng chun và gác cao chân (phương pháp RICE)
  • Thuốc giảm đau
  • Dần trở lại hoạt động: cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo thời gian bạn có thể quay về luyện tập

Xem thêm:  Những lưu ý quan trọng khi gặp chấn thương thể thao

Phương pháp RICE

  • Nghỉ ngơi tránh tổn thương thêm và giảm nề.
  • Chườm đá (hoặc túi chườm lạnh thương mại) làm co mạch và làm giảm sưng, viêm và đau phần mềm. Không chườm đá lạnh trực tiếp lên da bệnh nhân. Đá được bọc bằng túi hoặc khăn. Không nên chườm lạnh quá 20 phút. Vải đàn hồi có thể quấn quanh một túi nhựa kín chứa đá để chườm đúng chỗ.
  • Băng chun chi tổn thương để giảm nề và đau. Không cuốn băng quá chặt sẽ gây sưng, phù nề.
  • Vị trí tổn thương nên được đưa cao trên mức tim để tăng tuần hoàn máu theo trọng lực do đó giúp giảm sưng và giảm đau. Lý tưởng là máu dẫn lưu từ toàn bộ cơ quan chấn thương đi từ cao xuống thấp về tim (ví dụ chấn thương bàn tay và khuỷu thì bàn tay phải được nâng cao. Chườm lạnh và nhấc cao chi tổn thương dùng liên tục trong 24h đầu sau chấn thương.



Điều trị phẫu thuật dành cho thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật thường không được khuyến khích đối với chứng thoái hóa đốt sống cổ và đau cổ